9 QUY TẮC ỨNG XỬ KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Ngày nay khi mạng xã hội đang trở thành công cụ giao tiếp không thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Song song với những lợi ích là sự phơi bày mặt trái đáng lên án khiến mạng xã hội nhanh chóng trở thành “chợ đen” của sự tiêu cực. Bởi vậy sự ra đời của bộ quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội là điều cực kì cần thiết.

Theo thống kê mới nhất của Social Media Stats, Việt Nam hiện đang có 58,17% người dùng Facebook, 15,92% số người dùng Twitter, 11,45% sử dụng YouTube, 10% sử dụng Pinterest và những con số này gia tăng liên tục theo thời gian.

Trong đó đáng chú ý độ tuổi từ 18-34 dùng tới hơn 2 giờ 30 phút mỗi ngày cho mạng xã hội, cao hơn rất nhiều lần so với trung bình trên thế giới.

Có thể thấy gần như mạng xã hội đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Nó là thế giới thứ 2, nơi mà ngoài đời thực con người ta không dám phô diễn nhiều nhưng lại có thể đưa hết lên mạng xã hội.

Từ đó khiến mạng xã hội không chỉ dừng lại là nơi giao lưu, kết nối, chia sẻ thông tin mà còn dấy lên hồi chuông đáng báo động là trở thành môi trường cho những kẻ xấu trục lợi như: Lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy, thông tin thiếu kiểm chứng, fake news, kích động…

Vậy tại sao chúng ta cần bộ quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội?

Trong cuộc sống chúng ta không chỉ bị ràng buộc bởi những quy định, chế tài nghiêm khắc của pháp luật mà còn có các quy chuẩn đạo đức.

Và mạng xã hội cũng vậy, chính những quy tắc ứng xử sẽ phần nào hạn chế tối đa những mặt tối của thế giới ảo, góp phần thúc đẩy những điều tích cực trong môi trường mạng xã hội.

Thông qua việc trang bị cho bạn các nguyên tắc ứng xử, hành động trước những tình huống tiềm ẩn rủi ro truyền thông trên mạng xã hội. Bảo vệ thương hiệu trước nguy cơ khủng hoảng truyền thông thông qua việc hạn chế những phát ngôn, hành động vi phạm quy chuẩn.

Dưới đây là 9 quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội mà bạn cần lưu ý:

  • Quy tắc 1: Hãy làm chủ thời gian tham gia mạng xã hội để không ảnh hưởng đến công việc, gia đình và cuộc sống của bạn.

  • Quy tắc 2: Hãy sử dụng mạng xã hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng, thu thập thông tin, mở rộng các mối quan hệ để cuộc sống của bạn hạnh phúc và thành công.

  • Quy tắc 3: Hãy cẩn trọng khi đề cập đến đơn vị mà bạn đang công tác, tránh tiết lộ thông tin của khách hàng, lãnh đạo và thông tin nội bộ khi chưa được cho phép.

  • Quy tắc 4: Hãy luôn ý thức tôn trọng, giữ gìn hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp bạn đang công tác.

  • Quy tắc 5: Bạn hãy  nhớ, bạn đang là một thành viên quan trọng của đơn vị. Hãy dùng ngôn ngữ lịch sự khi tham gia trên mạng xã hội để giữ gìn uy tín cho đơn vị mình.

  • Quy tắc 6: Thận trọng trước những tranh luận hoặc chia sẻ trước các chủ đề trên mạng xã hội mà bạn chưa chắc chắn đâu là quan điểm đúng.

  • Quy tắc 7: Hãy chọn lọc thông tin để xem và chia sẻ trên mạng xã hội. Không đăng tải, lan truyền, cổ xúy, vận động các thông tin trái thuần phong mỹ tục, thông tin sai lệch với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  • Quy tắc 8: Thanh niên được khuyến khích tương tác như like, comment, share với cộng đồng mạng trên các trang mạng xã hội của đơn vị.
  • Quy tắc 9: Không tự ý tạo các trang mạng xã hội sử dụng tên gọi và logo của đơn vị, doanh nghiệp.

Cuối cùng, bạn hãy cùng chúng tôi chia sẻ những nguyên tắc này để công việc và cuộc sống của chúng ta ngày càng thành công và hạnh phúc !

Hồ Văn Trọng

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.